Giải chi tiết đề thi THPT Quốc Gia 2018, mã đề 101 môn Toán


Câu 36
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y=x^8+(m-2)x^5-(m^2-4)x^4+1 đạt cực tiểu tại x=0?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. Vô số.

Lời giải

Chọn phương án C.

Ta có y'=8x^7+5(m-2)x^4-4(m^2-4)x^3=x^3\left( 8x^4+5(m-2)x-4(m^2-4) \right) .

Đặt f(x)=8x^4+5(m-2)x-4(m^2-4), ta xét hai trường hợp:

• TH1: f(0)=0\Leftrightarrow m^2-4=0\Leftrightarrow m=\pm 2.

Với m=2\Rightarrow y'=8x^7\Rightarrow x=0 là điểm cực tiểu.

Với m=-2\Rightarrow y'=x^4\left( 8x^4-20\right) \Rightarrow x=0 không phải là điểm cực tiểu.

• TH2: f(0)\neq 0\Leftrightarrow m^2-4\neq 0\Leftrightarrow m\neq \pm 2.

Hàm số đạt cực tiểu tại x=0 khi và chỉ khi y'=x^3.f(x) đổi dấu từ - qua + khi qua x=0.

Điều này tương đương với \lim\limits_{x\to 0}f(x)>0\Leftrightarrow m^2-4<0\Leftrightarrow -2<m<2.

Kết hợp ta có bốn giá trị nguyên của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 37
Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D' có tâm O. Gọi I là tâm hình vuông A'B'C'D'M là điểm thuộc đoạn thẳng OI sao cho MO=2MI (tham khảo hình vẽ). Khi đó côsin của góc tạo bởi hai mặt phẳng (MC'D')(MAB) bằng

Hinh37a

A. \dfrac{6\sqrt{85}}{85}.
B. \dfrac{7\sqrt{85}}{85}.
C. \dfrac{17\sqrt{13}}{65}.
D. \dfrac{6\sqrt{13}}{65}.

Lời giải
Chọn phương án B.

Hinh37b

Gọi P,Q lần lượt là trung điểm của D'C'AB.

Ta có \begin{cases} MP\perp C'D' \parallel AB\\ MQ\perp AB \end{cases}\Rightarrow AB\perp (MPQ).

Suy ra (MAB)\perp (MPQ)(MC'D')\perp (MPQ).

Do đó góc giữa (MAB)(MC'D') bằng góc giữa MQMP.

Đặt AB=a, ta có OI=\dfrac{a}{2}\Rightarrow MI=\dfrac{1}{3}OI=\dfrac{a}{6}.

Gọi K là tâm của ABCD, ta có MK=IK-MI=\dfrac{5a}{6}.

Suy ra MP=\sqrt{MI^2+IP^2}=\dfrac{\sqrt{10}a}{6}, MQ=\sqrt{MK^2+KQ^2}=\dfrac{\sqrt{34}a}{6}, PQ=\sqrt{2}a.

Vậy \cos\alpha=|\cos \widehat{PMQ}|=\dfrac{\left|MP^2+MQ^2-PQ^2\right|}{2MP.MQ}=\dfrac{7\sqrt{85}}{85}.

Câu 42
Cho khối lăng trụ ABC. A'B'C', khoảng cách từ C đến đường thẳng BB' bằng 2, khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB'CC' lần lượt bằng 1\sqrt{3}, hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng \left(A'B'C'\right) là trung điểm M của B'C'A'M=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}. Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
A. 2.
B. 1.
C. \sqrt{3}.
D. \dfrac{2\sqrt{3}}{3}.

Lời giải

Chọn phương án A.

Hinh42b

Gọi E, F là hình chiếu của A trên BB'CC'.

Ta có \begin{cases} AE\perp AA'\\ AF\perp AA' \end{cases}\Rightarrow AA'\perp (AEF)\Rightarrow BB'\perp EF.

Từ đó suy ra EF=d(F,BB')=d(C,BB')=2\Rightarrow \triangle AEF vuông tại A.

Gọi N trung điểm BCH=MN\cap EF, ta có AH=\dfrac{1}{2}EF=1.

Dễ thấy \triangle AMN vuông tại A và có đường cao AH.

Do đó \dfrac{1}{AM^2}=\dfrac{1}{AH^2}-\dfrac{1}{AN^2}=\dfrac{1}{4}\Rightarrow AM=2.

Lại có MN=\sqrt{AM^2+AN^2}=\dfrac{4}{\sqrt{3}}\Rightarrow S_{BCC'B'}=MN.EF=\dfrac{8}{\sqrt{3}}.

Vậy V_{ABC.A'B'C'}=3V_{ABCC'}=\dfrac{3}{2}V_{A.BCC'B'}=\dfrac{1}{2}S_{BCC'B'}.\mathrm{d}(A,EF)=\dfrac{1}{2}.\dfrac{8}{\sqrt{3}}.\dfrac{\sqrt{3}}{2}=2.

Câu 43
Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn [1;17]. Xác suất để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng
A. \dfrac{1728}{4913}.
B. \dfrac{1079}{4913}.
C. \dfrac{23}{68}.
D. \dfrac{1637}{4913}.

Lời giải

Chọn phương án D.

Mỗi bạn có 17 khả năng viết số nên số phần tử không gian mẫu là 17^3=4913.

Ta chia các số tự nhiên từ 1 đến 17 thành 3 nhóm: Nhóm I gồm các số chia hết cho 35 số; nhóm II gồm các số chia cho 31 gồm 6 số; nhóm III gồm các số chia cho 326 số.

Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên có tổng chia hết cho 3 gồm các trường hợp sau:

• TH1: Ba số đều chia hết cho 35^3=125 cách.

• TH2: Ba số đều chia cho 316^3=216 cách.

• TH3: Ba số đều chia cho 326^3=216 cách.

• TH4: Một số chia hết cho 3, một số chia cho 31 và một số chia cho 325.6.6.3!=1080 cách.

Từ đó suy ra số cách viết thỏa mãn yêu cầu bài toán là 125+216+216+1080=1637.

Vậy xác suất cần tìm là \dfrac{1637}{4913}.

Câu 50

Cho hai hàm số y=f(x), y=g(x). Hai hàm số y=f'(x)y=g'(x) có đồ thị như hình vẽ bên, trong đó đường cong đậm hơn là đồ thị của hàm số y=g'(x). Hàm số h(x)=f(x+4)-g\left(2x-\dfrac{3}{2}\right) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Hinh50a
A. \left(5;\dfrac{31}{5}\right).
B. \left(\dfrac{9}{4};3\right).
C. \left(\dfrac{31}{5};+\infty \right).
D. \left(6;\dfrac{25}{4}\right).

Lời giải

Chọn phương án B.

Ta có h'(x)=f'(x+4)-2g'\left(2x-\dfrac{3}{2}\right).

Xét x=6,1, ta có h'(6,1)=f'(10,1)-2g'(10,7); từ đồ thị ta có f'(10,1)<f'(10)=82g'(10,7)>2g'(11)=8\Rightarrow h'(6,1)<0 nên loại phương án A và D.

Xét x=6,25, ta có h'(6,25)=f'(10,25)-2g'(11); từ đồ thị ta có f'(10,25)<f'(10)=82g'(1)=8\Rightarrow h'(6,25)<0 nên loại phương án C.

Tải về đề thi theo liên kết sau: 2018.Made101;
Tải về hướng dẫn giải chi tiết đầy đủ theo liên kết sau: 2018.Made101.DA.

Leave a comment