Phân loại câu hỏi trong các đề thi THPTQG của Bộ GD và ĐT (lời giải)



Tài liệu tổng hợp các đề thi (tham khảo và chính thức) của bộ GD và ĐT từ năm 2017 đến năm 2020. Các câu hỏi đều được phân dạng và sắp xếp từ dễ đến khó. Tài liệu bao gồm các câu hỏi với đáp án và lời giải chi tiết nhằm giúp học sinh tham khảo sau khi đã tự mình làm bài tập.

Phân loại câu hỏi trong các đề thi THPTQG của Bộ GD và ĐT


Tài liệu tổng hợp các đề thi (tham khảo và chính thức) của bộ GD và ĐT từ năm 2017 đến năm 2020. Các câu hỏi đều được phân dạng và sắp xếp từ dễ đến khó. Tài liệu chỉ bao gồm các câu hỏi không có đáp án và lời giải nhằm giúp học sinh tự mình khám phá lời giải của riêng mình!

Giải chi tiết đề thi THPT Quốc Gia 2018, mã đề 101 môn Toán


Câu 36
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y=x^8+(m-2)x^5-(m^2-4)x^4+1 đạt cực tiểu tại x=0?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. Vô số.

Lời giải

Chọn phương án C.

Ta có y'=8x^7+5(m-2)x^4-4(m^2-4)x^3=x^3\left( 8x^4+5(m-2)x-4(m^2-4) \right) .

Đặt f(x)=8x^4+5(m-2)x-4(m^2-4), ta xét hai trường hợp:

• TH1: f(0)=0\Leftrightarrow m^2-4=0\Leftrightarrow m=\pm 2.

Với m=2\Rightarrow y'=8x^7\Rightarrow x=0 là điểm cực tiểu.

Với m=-2\Rightarrow y'=x^4\left( 8x^4-20\right) \Rightarrow x=0 không phải là điểm cực tiểu.

• TH2: f(0)\neq 0\Leftrightarrow m^2-4\neq 0\Leftrightarrow m\neq \pm 2.

Hàm số đạt cực tiểu tại x=0 khi và chỉ khi y'=x^3.f(x) đổi dấu từ - qua + khi qua x=0.

Điều này tương đương với \lim\limits_{x\to 0}f(x)>0\Leftrightarrow m^2-4<0\Leftrightarrow -2<m<2.

Kết hợp ta có bốn giá trị nguyên của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 37
Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D' có tâm O. Gọi I là tâm hình vuông A'B'C'D'M là điểm thuộc đoạn thẳng OI sao cho MO=2MI (tham khảo hình vẽ). Khi đó côsin của góc tạo bởi hai mặt phẳng (MC'D')(MAB) bằng

Hinh37a

A. \dfrac{6\sqrt{85}}{85}.
B. \dfrac{7\sqrt{85}}{85}.
C. \dfrac{17\sqrt{13}}{65}.
D. \dfrac{6\sqrt{13}}{65}.

Lời giải
Chọn phương án B.

Hinh37b

Gọi P,Q lần lượt là trung điểm của D'C'AB.

Ta có \begin{cases} MP\perp C'D' \parallel AB\\ MQ\perp AB \end{cases}\Rightarrow AB\perp (MPQ).

Suy ra (MAB)\perp (MPQ)(MC'D')\perp (MPQ).

Do đó góc giữa (MAB)(MC'D') bằng góc giữa MQMP.

Đặt AB=a, ta có OI=\dfrac{a}{2}\Rightarrow MI=\dfrac{1}{3}OI=\dfrac{a}{6}.

Gọi K là tâm của ABCD, ta có MK=IK-MI=\dfrac{5a}{6}.

Suy ra MP=\sqrt{MI^2+IP^2}=\dfrac{\sqrt{10}a}{6}, MQ=\sqrt{MK^2+KQ^2}=\dfrac{\sqrt{34}a}{6}, PQ=\sqrt{2}a.

Vậy \cos\alpha=|\cos \widehat{PMQ}|=\dfrac{\left|MP^2+MQ^2-PQ^2\right|}{2MP.MQ}=\dfrac{7\sqrt{85}}{85}.

Câu 42
Cho khối lăng trụ ABC. A'B'C', khoảng cách từ C đến đường thẳng BB' bằng 2, khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB'CC' lần lượt bằng 1\sqrt{3}, hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng \left(A'B'C'\right) là trung điểm M của B'C'A'M=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}. Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
A. 2.
B. 1.
C. \sqrt{3}.
D. \dfrac{2\sqrt{3}}{3}.

Lời giải

Chọn phương án A.

Hinh42b

Gọi E, F là hình chiếu của A trên BB'CC'.

Ta có \begin{cases} AE\perp AA'\\ AF\perp AA' \end{cases}\Rightarrow AA'\perp (AEF)\Rightarrow BB'\perp EF.

Từ đó suy ra EF=d(F,BB')=d(C,BB')=2\Rightarrow \triangle AEF vuông tại A.

Gọi N trung điểm BCH=MN\cap EF, ta có AH=\dfrac{1}{2}EF=1.

Dễ thấy \triangle AMN vuông tại A và có đường cao AH.

Do đó \dfrac{1}{AM^2}=\dfrac{1}{AH^2}-\dfrac{1}{AN^2}=\dfrac{1}{4}\Rightarrow AM=2.

Lại có MN=\sqrt{AM^2+AN^2}=\dfrac{4}{\sqrt{3}}\Rightarrow S_{BCC'B'}=MN.EF=\dfrac{8}{\sqrt{3}}.

Vậy V_{ABC.A'B'C'}=3V_{ABCC'}=\dfrac{3}{2}V_{A.BCC'B'}=\dfrac{1}{2}S_{BCC'B'}.\mathrm{d}(A,EF)=\dfrac{1}{2}.\dfrac{8}{\sqrt{3}}.\dfrac{\sqrt{3}}{2}=2.

Câu 43
Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn [1;17]. Xác suất để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng
A. \dfrac{1728}{4913}.
B. \dfrac{1079}{4913}.
C. \dfrac{23}{68}.
D. \dfrac{1637}{4913}.

Lời giải

Chọn phương án D.

Mỗi bạn có 17 khả năng viết số nên số phần tử không gian mẫu là 17^3=4913.

Ta chia các số tự nhiên từ 1 đến 17 thành 3 nhóm: Nhóm I gồm các số chia hết cho 35 số; nhóm II gồm các số chia cho 31 gồm 6 số; nhóm III gồm các số chia cho 326 số.

Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên có tổng chia hết cho 3 gồm các trường hợp sau:

• TH1: Ba số đều chia hết cho 35^3=125 cách.

• TH2: Ba số đều chia cho 316^3=216 cách.

• TH3: Ba số đều chia cho 326^3=216 cách.

• TH4: Một số chia hết cho 3, một số chia cho 31 và một số chia cho 325.6.6.3!=1080 cách.

Từ đó suy ra số cách viết thỏa mãn yêu cầu bài toán là 125+216+216+1080=1637.

Vậy xác suất cần tìm là \dfrac{1637}{4913}.

Câu 50

Cho hai hàm số y=f(x), y=g(x). Hai hàm số y=f'(x)y=g'(x) có đồ thị như hình vẽ bên, trong đó đường cong đậm hơn là đồ thị của hàm số y=g'(x). Hàm số h(x)=f(x+4)-g\left(2x-\dfrac{3}{2}\right) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Hinh50a
A. \left(5;\dfrac{31}{5}\right).
B. \left(\dfrac{9}{4};3\right).
C. \left(\dfrac{31}{5};+\infty \right).
D. \left(6;\dfrac{25}{4}\right).

Lời giải

Chọn phương án B.

Ta có h'(x)=f'(x+4)-2g'\left(2x-\dfrac{3}{2}\right).

Xét x=6,1, ta có h'(6,1)=f'(10,1)-2g'(10,7); từ đồ thị ta có f'(10,1)<f'(10)=82g'(10,7)>2g'(11)=8\Rightarrow h'(6,1)<0 nên loại phương án A và D.

Xét x=6,25, ta có h'(6,25)=f'(10,25)-2g'(11); từ đồ thị ta có f'(10,25)<f'(10)=82g'(1)=8\Rightarrow h'(6,25)<0 nên loại phương án C.

Tải về đề thi theo liên kết sau: 2018.Made101;
Tải về hướng dẫn giải chi tiết đầy đủ theo liên kết sau: 2018.Made101.DA.

Các dạng toán Xác suất


Xác suất là một trong những nội dung cơ bản của Toán học phổ thông. Bài viết này nhằm giới thiệu các dạng toán và các phương pháp tính xác suất thường gặp trong các kỳ thi THPT Quốc Gia.

A. Kiến Thức Cần Nhớ

1. Phép thử ngẫu nhiên.

• Phép thử ngẫu nhiên là một thí nghiệm hay một hành động mà :

-Kết quả của nó không dự đoán trước được;

-Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.

• Tập tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử gọi là không gian mẫu của phép thử, ký hiệu \Omega .

2. Biến cố.

• Một biến cố A liên quan tới phép thử T được mô tả bởi một tập con {\Omega _A} của không gian mẫu. Biến cố A xảy ra khi kết quả của T thuộc \Omega_A. Mỗi phần tử của \Omega_A gọi là một kết quả thuận lợi cho A.

• Biến cố hợp : Là biến cố “A hoặc B xảy ra”, ký hiệu A\cup B. Ta có \Omega_{A\cup B}=\Omega_A\cup \Omega_B.

• Biến cố giao : Là biến cố “Cả AB cùng xảy ra”, ký hiệu A\cap B. Ta có \Omega_{A\cap B}=\Omega_A\cap \Omega_B.

• Biến cố đối : Là biến cố “Không xảy ra A“, ký hiệu \overline{A}. Ta có \left( {{\Omega _{\overline A }} = \Omega \backslash {\Omega _A}} \right).

• Biến cố xung khắc : Là hai biến cố AB mà nếu A xảy ra thì B không xảy ra và ngược lại.

• Biến cố độc lập : Là hai biến cố AB mà việc xảy ra hay không xảy ra A không ảnh hưởng đến việc xảy ra hay không xảy ra B và ngược lại.

3. Xác suất của một biến cố.

• Giả sử phép thử T có không gian mẫu \Omega là một tập hữu hạn và các kết quả của T là đồng khả năng. Nếu A là một biến cố liên quan đến phép thử T thì xác suất của A là một số, ký hiệu là P(A), được xác định bởi công thức P(A)=\dfrac{\left|\Omega_A\right|}{|\Omega|}.

Sucsac

• Tính chất : 0 \leqslant P\left( A \right) \leqslant 1, P\left( \emptyset \right) = 0, P\left( \Omega \right) = 1, P\left( {\overline A } \right) = 1 - P\left( A \right).

• Quy tắc cộng xác suất : Nếu A,B xung khắc thì P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right).

• Quy tắc nhân xác suất : Nếu A,B độc lập thì P\left( {A \cap B} \right) = P\left( {AB} \right) = P\left( A \right)\times P\left( B \right).

4. Biến ngẫu nhiên rời rạc.

• Là giá trị độc lập X = \left\{ {{x_1},{x_2},...,{x_n}} \right\} nhận kết quả bằng số, hữu hạn và không dự đoán trước được.

• Xác suất tại {x_k} : P\left( {X = {x_k}} \right) = {p_k},\left( {k = 1..n} \right). Khi đó {p_1} + {p_2} + ... + {p_n} = 1.

• Bảng phân bố xác suất : \begin{array}{|c|c c c|c c c|c c c|c c c|} \hline X& &x_1& & &x_2& & &...& & &x_n& \\ \hline P& &p_1& & &p_2& & &...& & &p_n& \\ \hline \end{array}

• Kỳ vọng : E\left( X \right) = \sum\limits_{i = 1}^n {{x_i}{p_i}} .

• Phương sai : V\left( X \right) = \sum\limits_{i = 1}^n {x_i^2{p_i} - {E^2}\left( X \right)} .

• Độ lệch chuẩn : \sigma \left( X \right) = \sqrt {V\left( X \right)} .
» xem tiếp

Đề Thi Thử THPTQG Của Trường THPT Phan Đình Phùng


Trích MÃ ĐỀ 101

Câu 1. Đồ thị hàm số y=\dfrac{2x+3}{1-x} có phương trình đường tiệm cận ngang là
A. y=2
B. y=1
C. y=-2
D. x=-2

Câu 2. Đường cong trong hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây ?
preview
A. y=x^2-3x+4
B. y=x^4-2x^2+4
C. y=-x^3+3x^2+4
D. y=x^3-3x^2+4

Câu 3. Hàm số y=-x^3+3x-2 nghịch biến trên các khoảng nào dưới đây ?
A. (-\infty;-1)(1;+\infty)
B. (-\infty;0)(1;+\infty)
C. (-1;1)
D. (0;1)

Câu 4. Số điểm cực trị của hàm số y=-x^4+4x^2+1
A. 2
B. 3
C. 0
D. 1

Câu 5. Giá trị cực tiểu của hàm số y=-2x^3-3x^2+1
A. 0
B. 1
C. -1
D. -4

Câu 6. Giá trị nhỏ nhất của hàm số y=x^4+2x^2 trên đoạn [-2;-1]
A. 0
B. 24
C. 3
D. -2

Câu 7. Bảng biến thiên trong hình bên là bảng biến thiên của hàm số nào trong bốn hàm số dưới đây ?
preview (2)
A. y=\dfrac{-2x+1}{x+1}
B. y=\dfrac{2x+3}{x+1}
C. y=\dfrac{2x+3}{x-1}
D. y=\dfrac{2x+1}{x+1}

Câu 8. Khoảng cách giữa hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y=x^3+3x^2
A. 4
B. 2
C. 5\sqrt 2
D. 2\sqrt{5}

Câu 9. Giá trị của $m$ để đồ thị hàm số y=x^3-3x^2+(m-1)x+1 cắt đường thẳng y=1 tại ba điểm phân biệt là
A. m\dfrac{13}{4}m\ne 1
B. m>\dfrac{13}{4}
C. m<\dfrac{13}{4}
D. m\leqslant \dfrac{13}{4}

Câu 10. Giá trị của $m$ để hàm số y=-x^3+mx^2-m đồng biến trên khoảng (1;2)
A. m\in [2;3]
B. m\in [3;+\infty)
C. m\in \mathbb{R}
D. m\in [2;+\infty)

Câu 11. Cho R là một số thực dương và hình chữ nhật MNPQ nội tiếp trong một nửa đường tròn đường kính AB=2R, trong đó MN nằm trên AB. Tính tỉ số k=\dfrac{MN}{MQ} để chu vi hình chữ nhật là lớn nhất.
preview (1)
A. k=3
B. k=1
C. k=2
D. k=4

Tải về bản PDF đề thi và đáp án theo liên kết sau : MaDe101; MaDe202.
Tải về bản TEX đề thi và đáp án theo liên kết sau: MaDe101; MaDe202.